Ký sự RU since 1964: LEO NÚI TÌM SÂM GIỮA ĐẠI NGÀN TRƯỜNG SƠN
441 Lượt xem
Ra Tam Kỳ ngồi trên chiếc xe đò cũ kỹ 4 tiếng đi Nam Trà My coi lễ hội Sâm Ngọc Linh. Sau những đoạn đường núi ngoằn nghèo như ruột gà, quả thiệt chỉ muốn nằm lăn ra khi xe dừng chặng cuối ở thị trấn heo hút mà trung tâm chỉ đâu 100 nóc nhà. Đã vậy nhà khách duy nhất của thị trấn đã đầy, không nhận nữa khiến chúng tôi bối rối, đành tặc lưỡi gửi nhờ hành lý rồi lang thang tìm hiểu…
Thiệt may được một lời giới thiệu từ một người có tâm, có tầm và uy tín trước mà chúng tôi hứa sẽ được leo lên đỉnh núi Ngọc Linh nơi có những vườn sâm bí mật như những kho báu vào sáng mai sau khi đã được P. là một sếp trong nghành của thị trấn cho ngủ nhờ tối đó.
Khi nói tới Sâm Ngọc Linh trồng, chắc chắn ai cũng tưởng trồng đâu cũng được ở vùng núi non Trà My nhưng sự thực không phải. Cả huyện Nam Trà My rộng lớn chỉ có hai xã trồng sâm là Trà Nam và Trà Linh, cách trung tâm thị trấn vốn đã heo hút với đâu nhà đến tận gần 1 tiếng chạy xe đường đèo. Đến trạm dừng đầu, chúng tôi nai nịt gọn gàng, giày bốt, áo mưa và tha thuốc mỡ chống vắt rừng....
Cả xã Trà Linh đến cả trăm ngọn núi nhưng không phải núi nào cũng trồng được sâm dù L. chủ trại sâm chỉ tay cho tôi một ngọn núi cao chót vót, mây mù mịt nói chỗ đó đối diện chỗ mình nhưng ko có trồng.
Cách đây đâu chừng 1 năm, một đoàn người Hàn Quốc sang xin lên vườn sâm, họ năn nỉ dữ lắm khi đến vườn sâm là cho họ xin một bịch đất để về xem xét coi vì sao mà thổ nhưỡng nào khiến hàm lượng saponin trong SNL cao gấp 2-3 lần sâm Triều Tiên mà bản thân SNL mang đi trồng ở vùng khác như Lâm Đồng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Sapa không ra dược chất như vậy. Tuy nhiên, người dân không cho người Hàn lấy đất. Đó là bí mật.
Phải leo lên ngọn núi cao đến 2000-2200 mét. Chẳng biết hình dung nó cao kiểu gì nhưng đại loại đi lên đó đi đến đó tính từ thị trấn phải chia 4 chặng. Một chặng xe hơi, 1 chặng xe Win, 2 chặng leo núi. Nếu không có xe Win thì lội bộ mà khoảng cách lội bộ tầm...tiếng rưỡi. Thành thử cứ xác định lên đó thì đứt nguyên ngày.
Đi rồi mới biết, người trồng sâm hay dân Sê Đăng họ leo và xuống núi cảm giác như khinh công phim Tàu. Đất ở đó cứ dựng dựng lên như vách mà họ cứ leo rất nhanh. Những đứa trẻ 3 tuổi đi núi lẹ làng và các cô gái họ gùi trên lưng bao hàng cỡ 20kg rất dễ dàng.
Núi cao lắm, trên đó có mây mù, mưa thường xuyên vì lạnh và ẩm. Gió lúc có thổi hù hù. Không khí mờ mịt âm u nhưng khi trời quang nắng lên cảnh trí đẹp tuyệt vời, tạo nên cảm xúc hưng phấn cao độ. Có ruộng bậc thang trồng như giữa trời, có suối reo. Có những rừng tre như đi trong phim Ngoạ hổ tàng long, Thập diện mai phục...
Vì chúng tôi là người lạ nên P, sếp trong nghành đêm trước khi đi có đem ra chừng 100ml rượu sâm Ngọc Linh đãi khách và dặn đừng chụp hình hay quay phim up gì cụ thể chỗ trồng sâm nha, nhớ chỉ chụp cảnh gì chung chung thôi. Một củ sâm Ngọc Linh giá bét cũng 2 triệu cho một củ 5 tuổi bé bằng ngón tay cái và nặng đâu 30 gram. Giá trị cao nên vườn sâm là một kho báu đúng nghĩa.
Trồng sâm khổ vô cùng, vì trên núi cao thăm thẳm, dưới rừng già. Có người nói, ông chủ tịch hội sâm Nam Trà My từng hy sinh 7 năm "ở tù" trên núi để trồng mấy ngàn gốc sâm. Ở tù có lẽ sướng hơn nhiều ở trên đỉnh Ngọc Linh (tui nghĩ vậy chứ đã ở tù đâu mà biết)
Một cậu trẻ trên trại sâm nói, em giờ 25t, trồng 700 cây và em sẽ mất 10 năm trên này đó anh. 700 cây cứ cho 3 tỷ đi khi suôn sẻ mọi đằng và chia ra cho 10 năm thì nhiều ít tự hiểu.
Tui cứ nghĩ trồng sâm dễ, sâm Ngọc Linh trồng chắc phổ biến nhưng đi rồi mới thấy là khó, rất khó. Cây giá trị cao, nên sợ nhất bị trộm. Vườn sâm khi chia lô cho dân trồng thì kiểu như một "quốc gia tự trị", phải có mối quan hệ tin cậy họ mới dẫn lên trại.
Cũng cảm động khi anh em L. chủ vườn sâm tiếp đón bọn tui nồng nhiệt. Họ không e ngại người lạ mà tỏ ra vui mừng. Buổi tối trên căn nhà gỗ ở đỉnh núi, gần chục thanh niên Kinh có Sedang có tụm lại hát xướng. Cũng như mọi người, họ thích Bolero.
Người Sedang theo mẫu hệ, người đứa trẻ quấn lấy mẹ chúng, ở bếp. Một đứa nít 3 tuổi cứ bu mẹ hắn ở gian bếp. Hai mẹ con rủ rì nói gì không biết. Đàn ông Sedang nghe kể ham uống rượu, việc đồng ruộng, nương rẫy, bắp lúa gì đàn bà làm hết.
Nước trên núi lạnh lắm, kiểu như miền Bắc mùa đông mà ở Ngọc Linh lúc này mùa hè. L. nói mùa đông sáng ra chạm tay vào nước thay đau hết tay. Chạm vào nước mà đau tay. Nước dẫn từ suối về chái bếp, phải khoá bằng khoá kéo chữ L vì mở ra nó xịt mạnh như vòi nước rửa xe sao thì nó y beng vậy.
Đi núi thì mệt, cực kỳ hao sức.. Nói cho dễ hình dung đi xong về, nhảy lên cân thử còn 66.7kg. Lượng ra 1 tiếng đi núi hao 500kcal thì đi 5 tiếng là 2500kcal và lên xuống mất 5000kcal (800gram mỡ), chưa kể mất nước. Bởi vậy, thanh niên ở đây ko mập nổi dù cũng nhậu ác.
Bạn hỏi sâm Ngọc Linh có hiệu quả gì không. Tôi không dám ca tụng quá lời dù nghe chính người dân Nam Trà My kể những mẫu chuyện ly kỳ về tác dụng của củ sâm trúc này, song như đã nói, đã có đoàn người Hàn Quốc sang đây xin đất về phân tách hoá học đê muốn biết ở núi Ngọc Linh có gì đặc biệt. Nếu không phải là biệt dược, hẳn người Hàn không tha thiết đến vậy.
Dưới tán rừng già, nghĩ tới mấy ông bộ đội ngày xưa mà thương mấy ổng. Khổ vô cùng, đi một ngọn núi dứt hơi mà đây mấy ổng leo núi "nhiều như gai vỏ mít" theo lời Dượng tui từng là người vượt Trường Sơn và sống dưới rừng Quảng Nam suốt 10 năm và ổng kể "10 năm gần như không thấy bóng mặt trời".
Một cây sâm Ngọc Linh có một cành một bông. Một năm nó ra một cành thôi rồi lụi để lại một mắt trên thân củ. Một lon hạt sâm có giá 50tr và một lon 1000 hạt nên một hạt giá 50 ngàn đồng.
Trồng sâm lâu thu hoạch, ít nhất phải 5-6 năm mà dễ phá sản như chơi vì ko có kinh nghiệm, bị trộm, cây bị bệnh. L. nói cây sâm càng ít tác động vào nó bao nhiêu thì nó càng sống khoẻ nên đừng có tham mà bón mùn cho nó quá tay. Bón nhiều mùn sẽ nóng gây thối củ mà sâm thối củ chỉ biết nhìn mà khóc ròng.
Bón mùn cây thôi mà đã khó rồi đó nhưng không bón thì cây sâm lâu lớn, củ còi mà còi dù dược tính cao nhưng nhẹ nên bán ít tiền. Bón sao, chăm sao mà cả một trời kinh nghiệm trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, sứt sẹo, tuổi trẻ nơi núi rừng âm u. "Không có sách vở hay thầy nào bằng thực tế hết anh ơi, đụng vô làm mới biết", L. nói
À, con vắt rừng. Vắt là nỗi ám ảnh của người đi rừng Trường Sơn. Nó như tăm xe đạp, dài hơn lóng tay, nó ở mọi nơi canh sẵn, ngo ngeo cái đầu mình đi ngang qua thì nó búng vào chân, vào cổ hút máu. Tui thấy nó hút máu chân anh kia, bứt nó ra máu cứ chảy ròng ròng ko dứt. Em trai L. kể hồi mới đi rừng lần đầu bị vắt cắn em ko biết cứ lấy tay chùi máu, càng chùi máu càng chảy. "Vắt cắn đừng chùi mô, để máu chảy rồi nó tự đông lại. Đi rừng a cố đi cho nhanh đừng dừng lâu qua một chỗ vắt nó bu lại cắn"
Sâm Ngọc Linh tác dụng cấp cứu là cầm máu, thân cành lá củ thì cũng cầm máu rất mạnh. "Củ sâm đem ngâm rượu cỡ nào thì khi lấy ra nhai xác đắp vào chỗ đứt cũng cầm được hết" em trai L. nói. Có người dưới thị trấn kể lá sâm nhai cầm máu cả động mạch tay bị đứt. Tui nghe và không tin lắm vì tính tui hay nghi ngờ khi chưa thấy.
Củ sâm đắt nên trồng sâm quý lắm bứt lá sâm nấu nước làm quà đãi khách sau bữa nhậu đêm. Tui uống rượi sâm Ngọc Linh nhiều lần rồi nhưng giờ uống nước lá sâm tươi. Lá sâm có mùi rất khác, uống hai lần tui biết mùi nên khi cho uống lần nữa, tui nói "cái này có mùi lá nè". Người kia đập vai khen: "biết trong rượu sâm cả mùi lá sâm rồi luôn, được đó".
Đêm đó giữa núi rừng Trường Sơn, giữa đại ngàn hùng vĩ, nơi đỉnh núi khởi nguồn của những con sông Ba, Thu Bồn, Vu Gia, Trà Khúc…,gió lạnh thổi rít qua khe vách gỗ và phần nghĩ về thân phận của người người “bán tuổi trẻ nơi rừng sâu” khiến chúng tôi trằn trọc mãi không chợp mắt nổi.
(Còn tiếp)
Thiệt may được một lời giới thiệu từ một người có tâm, có tầm và uy tín trước mà chúng tôi hứa sẽ được leo lên đỉnh núi Ngọc Linh nơi có những vườn sâm bí mật như những kho báu vào sáng mai sau khi đã được P. là một sếp trong nghành của thị trấn cho ngủ nhờ tối đó.
Khi nói tới Sâm Ngọc Linh trồng, chắc chắn ai cũng tưởng trồng đâu cũng được ở vùng núi non Trà My nhưng sự thực không phải. Cả huyện Nam Trà My rộng lớn chỉ có hai xã trồng sâm là Trà Nam và Trà Linh, cách trung tâm thị trấn vốn đã heo hút với đâu nhà đến tận gần 1 tiếng chạy xe đường đèo. Đến trạm dừng đầu, chúng tôi nai nịt gọn gàng, giày bốt, áo mưa và tha thuốc mỡ chống vắt rừng....
Cả xã Trà Linh đến cả trăm ngọn núi nhưng không phải núi nào cũng trồng được sâm dù L. chủ trại sâm chỉ tay cho tôi một ngọn núi cao chót vót, mây mù mịt nói chỗ đó đối diện chỗ mình nhưng ko có trồng.
Cách đây đâu chừng 1 năm, một đoàn người Hàn Quốc sang xin lên vườn sâm, họ năn nỉ dữ lắm khi đến vườn sâm là cho họ xin một bịch đất để về xem xét coi vì sao mà thổ nhưỡng nào khiến hàm lượng saponin trong SNL cao gấp 2-3 lần sâm Triều Tiên mà bản thân SNL mang đi trồng ở vùng khác như Lâm Đồng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Sapa không ra dược chất như vậy. Tuy nhiên, người dân không cho người Hàn lấy đất. Đó là bí mật.
Phải leo lên ngọn núi cao đến 2000-2200 mét. Chẳng biết hình dung nó cao kiểu gì nhưng đại loại đi lên đó đi đến đó tính từ thị trấn phải chia 4 chặng. Một chặng xe hơi, 1 chặng xe Win, 2 chặng leo núi. Nếu không có xe Win thì lội bộ mà khoảng cách lội bộ tầm...tiếng rưỡi. Thành thử cứ xác định lên đó thì đứt nguyên ngày.
Đi rồi mới biết, người trồng sâm hay dân Sê Đăng họ leo và xuống núi cảm giác như khinh công phim Tàu. Đất ở đó cứ dựng dựng lên như vách mà họ cứ leo rất nhanh. Những đứa trẻ 3 tuổi đi núi lẹ làng và các cô gái họ gùi trên lưng bao hàng cỡ 20kg rất dễ dàng.
Núi cao lắm, trên đó có mây mù, mưa thường xuyên vì lạnh và ẩm. Gió lúc có thổi hù hù. Không khí mờ mịt âm u nhưng khi trời quang nắng lên cảnh trí đẹp tuyệt vời, tạo nên cảm xúc hưng phấn cao độ. Có ruộng bậc thang trồng như giữa trời, có suối reo. Có những rừng tre như đi trong phim Ngoạ hổ tàng long, Thập diện mai phục...
Vì chúng tôi là người lạ nên P, sếp trong nghành đêm trước khi đi có đem ra chừng 100ml rượu sâm Ngọc Linh đãi khách và dặn đừng chụp hình hay quay phim up gì cụ thể chỗ trồng sâm nha, nhớ chỉ chụp cảnh gì chung chung thôi. Một củ sâm Ngọc Linh giá bét cũng 2 triệu cho một củ 5 tuổi bé bằng ngón tay cái và nặng đâu 30 gram. Giá trị cao nên vườn sâm là một kho báu đúng nghĩa.
Trồng sâm khổ vô cùng, vì trên núi cao thăm thẳm, dưới rừng già. Có người nói, ông chủ tịch hội sâm Nam Trà My từng hy sinh 7 năm "ở tù" trên núi để trồng mấy ngàn gốc sâm. Ở tù có lẽ sướng hơn nhiều ở trên đỉnh Ngọc Linh (tui nghĩ vậy chứ đã ở tù đâu mà biết)
Một cậu trẻ trên trại sâm nói, em giờ 25t, trồng 700 cây và em sẽ mất 10 năm trên này đó anh. 700 cây cứ cho 3 tỷ đi khi suôn sẻ mọi đằng và chia ra cho 10 năm thì nhiều ít tự hiểu.
Tui cứ nghĩ trồng sâm dễ, sâm Ngọc Linh trồng chắc phổ biến nhưng đi rồi mới thấy là khó, rất khó. Cây giá trị cao, nên sợ nhất bị trộm. Vườn sâm khi chia lô cho dân trồng thì kiểu như một "quốc gia tự trị", phải có mối quan hệ tin cậy họ mới dẫn lên trại.
Cũng cảm động khi anh em L. chủ vườn sâm tiếp đón bọn tui nồng nhiệt. Họ không e ngại người lạ mà tỏ ra vui mừng. Buổi tối trên căn nhà gỗ ở đỉnh núi, gần chục thanh niên Kinh có Sedang có tụm lại hát xướng. Cũng như mọi người, họ thích Bolero.
Người Sedang theo mẫu hệ, người đứa trẻ quấn lấy mẹ chúng, ở bếp. Một đứa nít 3 tuổi cứ bu mẹ hắn ở gian bếp. Hai mẹ con rủ rì nói gì không biết. Đàn ông Sedang nghe kể ham uống rượu, việc đồng ruộng, nương rẫy, bắp lúa gì đàn bà làm hết.
Nước trên núi lạnh lắm, kiểu như miền Bắc mùa đông mà ở Ngọc Linh lúc này mùa hè. L. nói mùa đông sáng ra chạm tay vào nước thay đau hết tay. Chạm vào nước mà đau tay. Nước dẫn từ suối về chái bếp, phải khoá bằng khoá kéo chữ L vì mở ra nó xịt mạnh như vòi nước rửa xe sao thì nó y beng vậy.
Đi núi thì mệt, cực kỳ hao sức.. Nói cho dễ hình dung đi xong về, nhảy lên cân thử còn 66.7kg. Lượng ra 1 tiếng đi núi hao 500kcal thì đi 5 tiếng là 2500kcal và lên xuống mất 5000kcal (800gram mỡ), chưa kể mất nước. Bởi vậy, thanh niên ở đây ko mập nổi dù cũng nhậu ác.
Bạn hỏi sâm Ngọc Linh có hiệu quả gì không. Tôi không dám ca tụng quá lời dù nghe chính người dân Nam Trà My kể những mẫu chuyện ly kỳ về tác dụng của củ sâm trúc này, song như đã nói, đã có đoàn người Hàn Quốc sang đây xin đất về phân tách hoá học đê muốn biết ở núi Ngọc Linh có gì đặc biệt. Nếu không phải là biệt dược, hẳn người Hàn không tha thiết đến vậy.
Dưới tán rừng già, nghĩ tới mấy ông bộ đội ngày xưa mà thương mấy ổng. Khổ vô cùng, đi một ngọn núi dứt hơi mà đây mấy ổng leo núi "nhiều như gai vỏ mít" theo lời Dượng tui từng là người vượt Trường Sơn và sống dưới rừng Quảng Nam suốt 10 năm và ổng kể "10 năm gần như không thấy bóng mặt trời".
Một cây sâm Ngọc Linh có một cành một bông. Một năm nó ra một cành thôi rồi lụi để lại một mắt trên thân củ. Một lon hạt sâm có giá 50tr và một lon 1000 hạt nên một hạt giá 50 ngàn đồng.
Trồng sâm lâu thu hoạch, ít nhất phải 5-6 năm mà dễ phá sản như chơi vì ko có kinh nghiệm, bị trộm, cây bị bệnh. L. nói cây sâm càng ít tác động vào nó bao nhiêu thì nó càng sống khoẻ nên đừng có tham mà bón mùn cho nó quá tay. Bón nhiều mùn sẽ nóng gây thối củ mà sâm thối củ chỉ biết nhìn mà khóc ròng.
Bón mùn cây thôi mà đã khó rồi đó nhưng không bón thì cây sâm lâu lớn, củ còi mà còi dù dược tính cao nhưng nhẹ nên bán ít tiền. Bón sao, chăm sao mà cả một trời kinh nghiệm trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, sứt sẹo, tuổi trẻ nơi núi rừng âm u. "Không có sách vở hay thầy nào bằng thực tế hết anh ơi, đụng vô làm mới biết", L. nói
À, con vắt rừng. Vắt là nỗi ám ảnh của người đi rừng Trường Sơn. Nó như tăm xe đạp, dài hơn lóng tay, nó ở mọi nơi canh sẵn, ngo ngeo cái đầu mình đi ngang qua thì nó búng vào chân, vào cổ hút máu. Tui thấy nó hút máu chân anh kia, bứt nó ra máu cứ chảy ròng ròng ko dứt. Em trai L. kể hồi mới đi rừng lần đầu bị vắt cắn em ko biết cứ lấy tay chùi máu, càng chùi máu càng chảy. "Vắt cắn đừng chùi mô, để máu chảy rồi nó tự đông lại. Đi rừng a cố đi cho nhanh đừng dừng lâu qua một chỗ vắt nó bu lại cắn"
Sâm Ngọc Linh tác dụng cấp cứu là cầm máu, thân cành lá củ thì cũng cầm máu rất mạnh. "Củ sâm đem ngâm rượu cỡ nào thì khi lấy ra nhai xác đắp vào chỗ đứt cũng cầm được hết" em trai L. nói. Có người dưới thị trấn kể lá sâm nhai cầm máu cả động mạch tay bị đứt. Tui nghe và không tin lắm vì tính tui hay nghi ngờ khi chưa thấy.
Củ sâm đắt nên trồng sâm quý lắm bứt lá sâm nấu nước làm quà đãi khách sau bữa nhậu đêm. Tui uống rượi sâm Ngọc Linh nhiều lần rồi nhưng giờ uống nước lá sâm tươi. Lá sâm có mùi rất khác, uống hai lần tui biết mùi nên khi cho uống lần nữa, tui nói "cái này có mùi lá nè". Người kia đập vai khen: "biết trong rượu sâm cả mùi lá sâm rồi luôn, được đó".
Đêm đó giữa núi rừng Trường Sơn, giữa đại ngàn hùng vĩ, nơi đỉnh núi khởi nguồn của những con sông Ba, Thu Bồn, Vu Gia, Trà Khúc…,gió lạnh thổi rít qua khe vách gỗ và phần nghĩ về thân phận của người người “bán tuổi trẻ nơi rừng sâu” khiến chúng tôi trằn trọc mãi không chợp mắt nổi.
(Còn tiếp)

Bài viết khác
ĐỊA CHỈ MUA RƯỢU SÂM NGỌC LINH UY TÍN
Bạn chạy săn tìm từ Đông sang Tây loại RU Sâm Ngọc Linh chất lượng để làm quà Tết, để tặng cho người thân hay ...
Người dân đào được củ sâm Ngọc Linh 100 tuổi
Trong lúc đi rừng, anh Chiêu phát hiện cây sâm ở độ cao khoảng 2.400 m trên núi Ngọc Linh. Cây cho củ dài 100 đốt, nặng ...
CLB Doanh nhân Tiên Phong ra mắt Ban điều hành nhiệm kỳ 2016-2018
Ban chấp hành nhiệm kỳ mới cũng bầu bổ sung 02 phó chủ tịch chuyên trách là ông Trần Lâm Thắng, TGĐ Công ty CP TRAVI ...
DN Trần Lâm Thắng - 52 năm gìn giữ và phát triển bí quyết chưng cất Rượu chỉ dành cho hoàng tộc !!!!!
Bằng những tri thức học hỏi được, sự lĩnh hội và trải nghiệm, doanh nhân Trần Lâm Thắng đã không ngừng nghiên ...
Rượu Sâm Ngọc Linh tài trợ chính giải bóng đá business cup 2016 khu vực Đà Nẵng của VCB Club
Giải đấu tại Đà Nẵng cũng nhận được sự quan tâm, tài trợ đồng hành từ các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh như: Công ...
RƯỢU SÂM NGỌC LINH: QUÀ TẶNG SỨC KHỎE SANG TRỌNG VÀ QUÝ GIÁ!
Việc tặng quà ngày Tết đã trở thành một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam. Những món quà thể hiện ...