RU SÂM NGỌC LINH since 1964 trên báo chí KHI CON NGƯỜI KHÔNG THỂ LÀM THAY VIỆC CỦA TRỜI ĐẤT
Cây Sâm Ngọc Linh là loại thực vật lâu năm thuộc dòng sâm tiết trúc vốn mọc khá dày đặc dưới tán rừng ẩm ướt tại khối núi Ngọc Linh khu vực dãy Nam Trường Sơn mà ngày nay nằm chủ yếu thuộc địa phận hai huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và Tu Mơ Rông (Kontum), trong đó phía Kontum chiếm diện tích lớn hơn nhiều và cũng là nơi cây Sâm Ngọc Linh được chính thức ghi nhận vào năm 1973 bởi toán dược sĩ từ Hà Nội.
Cây Sâm Ngọc Linh sinh trưởng tốt từ độ cao 1.200m đến khoảng 2.200 mét tại khối núi Ngọc Linh (đỉnh cao nhất là 2.598m). Nhiệt độ trung bình từ 18 độ C trở xuống đến 10 độ C. Cây mọc ở dưới tán rừng có độ che sáng 70-80% và thường thấy ở dọc các con suối hay trên các lớp mùn dày ẩm ướt. Cây Sâm Ngọc Linh phải đến năm thứ 3 mới bắt đầu cho ra hoa, kết hạt và đến năm thứ 7 mới đủ dược tính trong củ để khai thác. Trong điều kiện hoang dã, cây Sâm Ngọc Linh có thể sống đến trên 100 năm và để lại cả trăm vết đốt trên thân củ (vì vậy mới có tên gọi là sâm tiết trúc tức sâm đốt trúc).
Vì quan điểm cho rằng, cây Sâm Ngọc Linh mọc ở vùng núi cao trên 1.200m và có khí hậu lạnh, ẩm ướt quanh năm nên khi giá trị cây Sâm Ngọc Linh được biết đến nhiều vào thập niên 1990 thì ý định di thực cây Sâm Ngọc Linh ra khỏi núi Ngọc Linh cũng được manh nha từ đó. Có hai địa điểm mà người ta định đưa cây Sâm Ngọc Linh đến để trồng là cao nguyên Đà Lạt và vùng núi Tây Bắc thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.
Tuy nhiên, tại vùng núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn như tại Sapa hay Lai Châu thì ở vùng núi này từ lâu cũng có dòng Tam Thất hoang cũng cùng dòng tiết trúc như Sâm Ngọc Linh. Do vậy nếu trồng Sâm Ngọc Linh tại vùng này khó đạt được lợi ích kinh tế vì người dân phía Bắc vẫn quen thuộc với sự phổ biến cây Tam thất hoang. Bởi vậy cây Sâm Ngọc Linh được đưa vào trồng ở cao nguyên Đà Lạt là chủ yếu ở thời điểm đầu những năm 2002-2005.
Dù tham vọng rất lớn khi mong muốn biến cây Sâm Ngọc Linh trở thành loại cây kinh tế chủ lực tại vùng đất mới Đà Lạt, nơi có độ cao 1500m và có nhiệt độ mát mẻ khá tương đồng với vùng núi Ngọc Linh nhưng sau hơn 10 năm cho đến nay cây Sâm Ngọc Linh tại Đà Lạt hoàn toàn rơi vào quên lãng dù cây sâm vẫn sinh trưởng và cho ra củ bình thường.
Vậy nguyên nhân nào khiến cây Sâm Ngọc Linh tại Đà Lạt lại thất bại? Đáp án của câu trả lời này cũng chính là điều tạo nên huyền thoại cho cây Sâm Ngọc Linh.
Con người chỉ có thể trồng chứ không thể “đẻ” ra dược tính cho Sâm Ngọc Linh
Việc di thực cây Sâm Ngọc Linh ra khỏi nguyên quán của nó không phải diễn ra tại Đà Lạt mà ngay tại quê hương của nó là tại huyện Nam Trà My và các huyện phụ cận thuộc tỉnh Quảng Nam, người dân và cấp chính quyền địa phương đã thực hiện cách đây gần 10 năm khi thấy nguồn lợi từ Sâm Ngọc Linh quá lớn.
Năm 2017, sau hơn 7 năm di thực cây sâm ra các địa bàn trong khu vực thuộc huyện Nam Trà My, huyện Phước Sơn và huyện Tây Giang để trồng trên các vùng núi cao từ 1.200m trở lên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam đã làm nghiệm thu, đo lường xét nghiệm. Kết quả cho thấy khi đối chiếu với bản mẫu chuẩn là củ Sâm Ngọc Linh 6 năm tuổi trồng ở xã Trà Linh (Nam Trà My) đạt hàm lượng sâm 11.67% trong đó hàm lượng saponin MR2 (saponin đặc hữu của SNL) chiếm 4.60% thì 4 mẫu còn lại đều không bằng được. Duy chỉ có mẫu sâm tại xã CH’ƠM, huyện Tây Giang đạt 10.47% hàm lượng sâm trong đó saponin MR-2 cũng chỉ đạt 2.69% được coi xấp xỉ mẫu chuẩn nên có thể coi là vùng dự bị để trồng Sâm Ngọc Linh nguyên liệu. Trong khi đó, các mẫu ở 3 địa điểm khác đều ở mức dưới 10% hàm lượng sâm, cá biệt mẫu trồng tại xã Trà Cang (Nam Trà My) chỉ đạt 1.88% dù cách nơi trồng mẫu chuẩn chưa đến 15km
Từ kết quả nghiệm thu trên đã chứng minh huyền thoại về cây Sâm Ngọc Linh như là loại dược liệu đặc hữu, kết tinh của tinh tuý đất trời và linh khí của đại ngàn Tây Nguyên mà con người hoàn toàn không thể tác động vào bản chất nguyên thể của nó.
Thuốc quý là để chữa bệnh
Ông Trần Lâm Thắng, Giám đốc công ty Travi – RU Sâm Ngọc Linh, cho biết: “Tôi đã trực tiếp quan sát hàng ngàn củ sâm Ngọc Linh, nếm thử vị lẫn quan sát trực quan và đã đến thực địa tại các vườn sâm trên đỉnh núi Ngọc Linh để tìm hiểu đặc tính loại cây này và có thể khẳng định chính thổ nhưỡng, khí hậu, độ ẩm, nước, ánh sáng, khoáng vật và hàng trăm yếu tố tự nhiên khác mới làm nên được chất lượng củ Sâm Ngọc Linh. Ngay cả những người trồng Sâm Ngọc Linh mà tôi tiếp xúc ở Nam Trà My hay Kontum họ cũng nói nếu mà trồng Sâm Ngọc Linh dễ như vậy thì họ đâu có tự nhốt mình trên những đỉnh núi cao lạnh lẽo buốt xương hàng năm này qua năm khác. Chính họ còn nói với tôi khi chỉ tay hàng chục ngọn núi cao thuộc dãy Trường Sơn hùng vĩ và cho biết là không phải ngọn núi nào cũng trồng được cây Sâm Ngọc Linh nên những củ sâm họ trồng được đánh đổi bằng mồ hôi và cả những năm tháng tuổi trẻ”
Càng khám phá, càng hiểu biết thêm về cây Sâm Ngọc Linh và đặc biệt chứng kiến mảnh đời tuổi trẻ giam mình trên núi cao để trồng sâm nên ông Trần Lâm Thắng và thương hiệu RU Sâm Ngọc Linh càng nhận thức rõ hơn về trọng trách, sứ mệnh của mình. “Thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam một loại sâm quý báu mà đến các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản cũng thừa nhận Sâm Ngọc Linh là loại sâm số 1 thế giới thì việc bảo vệ thương hiệu chung cho cây Sâm Ngọc Linh là trách nhiệm của cả cộng động kinh doanh loại sâm này. Với RU Sâm Ngọc Linh thì chúng tôi luôn tâm niệm khi đưa tay khách hàng sản phẩm thì đó phải là sản phẩm có chất lượng cao nhất và cũng cố gắng hết sức để mọi người, dù không phải là giới thượng lưu cũng có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết. Suy cho cùng, thuốc quý phải để chữa bệnh, giúp đời thì mới thực sự gọi là quý”, ông Trần Lâm Thắng chia sẻ.
Bài viết khác
ĐỊA CHỈ MUA RƯỢU SÂM NGỌC LINH UY TÍN
Bạn chạy săn tìm từ Đông sang Tây loại RU Sâm Ngọc Linh chất lượng để làm quà Tết, để tặng cho người thân hay ...
Người dân đào được củ sâm Ngọc Linh 100 tuổi
Trong lúc đi rừng, anh Chiêu phát hiện cây sâm ở độ cao khoảng 2.400 m trên núi Ngọc Linh. Cây cho củ dài 100 đốt, nặng ...
CLB Doanh nhân Tiên Phong ra mắt Ban điều hành nhiệm kỳ 2016-2018
Ban chấp hành nhiệm kỳ mới cũng bầu bổ sung 02 phó chủ tịch chuyên trách là ông Trần Lâm Thắng, TGĐ Công ty CP TRAVI ...
DN Trần Lâm Thắng - 52 năm gìn giữ và phát triển bí quyết chưng cất Rượu chỉ dành cho hoàng tộc !!!!!
Bằng những tri thức học hỏi được, sự lĩnh hội và trải nghiệm, doanh nhân Trần Lâm Thắng đã không ngừng nghiên ...
Rượu Sâm Ngọc Linh tài trợ chính giải bóng đá business cup 2016 khu vực Đà Nẵng của VCB Club
Giải đấu tại Đà Nẵng cũng nhận được sự quan tâm, tài trợ đồng hành từ các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh như: Công ...
RƯỢU SÂM NGỌC LINH: QUÀ TẶNG SỨC KHỎE SANG TRỌNG VÀ QUÝ GIÁ!
Việc tặng quà ngày Tết đã trở thành một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam. Những món quà thể hiện ...