TẠI SAO SÂM NGỌC LINH LÀ LOẠI SÂM ĐẶC HỮU CHỈ CÓ Ở DÃY NÚI NGỌC LINH?
Sâm Ngọc Linh chính là sản vật đặc biệt, rất đặc biệt và là niềm tự hào của ngành y dược Việt Nam.
Sâm Ngọc Linh vốn thuở ban đầu được phát hiện và chỉ thấy ở dãy núi Ngọc Linh rộng lớn cao nhất dãy Trường Sơn thuộc vài xã huyện Nam Trà My-Quảng Nam (chiếm diện tích khoảng 10-15%) và huyện Tu Mơ Rông-Kontum (chiếm gần 90%). Cây SNL thường mọc ở độ cao 1500m trở lên đến 2200m trong khi ngọn cao nhất dãy Ngọc Linh là 2598m.
Sau khi được biết đến cây Sâm Ngọc Linh bắt đầu được khai thác nhiều, và cùng với việc di cư không kiểm soát tại Tây Nguyên cùng với phá rừng tràn lan đã khiến nguồn sâm tự nhiên mỗi lúc một hiếm.
Chính vì giá trị dược liệu cao và càng đắt đỏ nên ngoài việc khai thác tự nhiên, người bắt đầu trồng SNL trên các đỉnh núi tại dãy Ngọc Linh theo cách bán hoang dã là làm luống gieo hạt rồi để cây sâm lớn lên tự nhiên, không can thiệp gì kể cả tưới nước ngoài việc vun gốc bằng mùn cây tại chỗ.
Bên cạnh việc trồng Sâm Ngọc Linh tại dãy núi Ngọc Linh, nhiều người thử nghiệm di thực cây sâm ra các vùng núi khác mới mong muốn mở rộng nguồn giống vì đây là cây cho giá trị kinh tế cực cao.
Cây Sâm Ngọc Linh khi di thực đem ra vùng núi khác để trồng nó vẫn sống và lớn lên bình thường nhưng khi thu hoạch củ và đo định lượng chất sâm (ginsenosides) lại cho thấy hầu như không có củ nào trồng được ở vùng núi khác đạt được hàm lượng sâm như mẫu tiêu chuẩn tại xã Trà Linh, Nam Trà My.
Bảng so sánh hàm lượng sâm dưới đây là các mẫu sâm thu hoạch tại các vùng núi tại Nam Trà My và một số huyện lân cận thuộc tỉnh Quảng Nam. Kết quả:
Củ sâm đạt hàm lượng sâm cao nhất so với mẫu là ở núi Ch'ơm, huyện Tây Giang cũng gần Nam Trà My, đạt 90%.
Mẫu sâm thấp nhất trồng ở Trà Cang cũng huyện Nam Trà My thậm chí đạt có 9%. Trong khi hai mẫu tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn đạt 80% và xã Trà Man đạt 70%.
Ví dụ cho thấy thổ nhưỡng gần như là yếu tố quyết định tạo nên đặc sản. Thổ nhưỡng gồm đất, nước, không khí, nhiệt độ, độ ẩm... Ngay cả tại huyện Nam Trà My ngoại trừ mẫu chuẩn tại xã Trà Linh thì các xã cùng huyện cũng chỉ đạt 70-80%.
Chính vì vậy việc di thực cây Sâm Ngọc Linh để trồng ở nhiều vùng núi cao khác tại Đà Lạt, Sapa, Hoàng Liên Sơn hay Thanh Hoá, Lai Châu đã được thực hiện từ nhiều năm nhưng chắc chắn củ Sâm Ngọc Linh tại các vùng này không bao giờ đạt được hàm lượng sâm tiêu chuẩn như tại Trà Linh hay huyện Tu Mơ Rông-Kontum, vốn là chơi chiếm gần 90% diện tích dãy Ngọc Linh.
Lợi dụng điều này một số thương lái phía Bắc đã gian lận khi cố tình đem những loại Tam Thất hoang cùng dòng sâm tiết trúc có ngoại hình rất giống với Sâm Ngọc Linh để mang vào Kontum, Nam Trà My trà trộn rồi rao Sâm Ngọc Linh để bán giá chênh lệch. Mặc dù Tam Thất hoang cũng là dược liệu quý, ngày càng khan hiếm vì khai thác quá mức nên giá thành cao nhưng Tam Thất chưa bao giờ đủ đẳng cấp để so sánh với Sâm Ngọc Linh.
Từ đó ta có thể hiểu tại sao một giống cây hay loại động vật nuôi ở môi trường khác nhau sẽ cho ra các loại khác nhau. Điển hình như bò Kobe, vang Bordeaux trứ danh.
Hiện nay bên Pháp người ta còn chế được máy đo để đo mẫu nho này trồng ở đâu, vùng nào, nước nào, thời điểm nào chỉ dựa trên các bảng vi số về lượng chất mẫu vật và đối chiếu tại dữ liệu ngân hàng mẫu.
Trong hơn 30 năm qua (1985), kể từ khi chính thức công nhận Sâm Ngọc Linh là loại Panax mới nhất và là loại sâm Panax thứ ba tại Việt Nam ngành thực vật học, y dược thế giới chưa phát hiện hay công nhận thêm loài Panax nào nữa (Sâm Ngọc Linh là Panax thứ 20 của thế giới).
Sâm Ngọc Linh giữ quán quân trong họ Panax về số lượng saponin (52 trong củ rễ và 19 trong thân lá) với số lượng saponin đặc hữu tổng cộng là 32 lẫn hàm lượng saponin lên đến 11-13% (sâm Cao Ly tự nhiên cao lắm chỉ 5%).
Có nghĩa người ta có thể tìm đâu đó vài dòng Panax tiết trúc hay Tam thất có một vài saponin giống Sâm Ngọc Linh nhưng chắc chắn khi định ra hàm lượng sẽ không có dòng Panax nào bì được (ví dụ sâm Mỹ có 0,004 chất MR2 (ocotillol) nhưng Sâm Ngọc Linh chất này lên tới 5.6%).
Điều đáng tiếc là Sâm Ngọc Linh nếu biết bảo vệ nó là thứ dược liệu quý giá và việc mở rộng khu vực bảo vệ sẽ giúp cho mọi người có thể tiếp cận trong việc chữa trị bệnh thay vì chịu giá quá đắt như hiện nay. Đây là câu chuyện đáng buồn cho nước ta trong khi bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững.
Rất đáng tiếc khi biết 15 năm trước rất nhiều người Trung Quốc qua Pleiku vơ vét mỗi lần cả vài chục ký với giá 2-3tr/ký và họ thu gom suốt 3-4 năm liền khiến nguồn Sâm Ngọc Linh bị can kiệt báo động.
*RU since 1964 tự hào là đơn vị kinh doanh rượu Sâm Ngọc Linh và sâm tươi Ngọc Linh uy tín, có giấy phép quy chuẩn và đảm bảo các xét nghiệm đầy đủ cho các mẫu Sâm Ngọc Linh.
RU since 1964 mong muốn học hỏi và truyền tải nhiều kiến thức về Sâm Ngọc Linh để hiểu biết thêm về loại dược liệu quý này.


Bài viết khác
ĐỊA CHỈ MUA RƯỢU SÂM NGỌC LINH UY TÍN
Bạn chạy săn tìm từ Đông sang Tây loại RU Sâm Ngọc Linh chất lượng để làm quà Tết, để tặng cho người thân hay ...
Người dân đào được củ sâm Ngọc Linh 100 tuổi
Trong lúc đi rừng, anh Chiêu phát hiện cây sâm ở độ cao khoảng 2.400 m trên núi Ngọc Linh. Cây cho củ dài 100 đốt, nặng ...
CLB Doanh nhân Tiên Phong ra mắt Ban điều hành nhiệm kỳ 2016-2018
Ban chấp hành nhiệm kỳ mới cũng bầu bổ sung 02 phó chủ tịch chuyên trách là ông Trần Lâm Thắng, TGĐ Công ty CP TRAVI ...
DN Trần Lâm Thắng - 52 năm gìn giữ và phát triển bí quyết chưng cất Rượu chỉ dành cho hoàng tộc !!!!!
Bằng những tri thức học hỏi được, sự lĩnh hội và trải nghiệm, doanh nhân Trần Lâm Thắng đã không ngừng nghiên ...
Rượu Sâm Ngọc Linh tài trợ chính giải bóng đá business cup 2016 khu vực Đà Nẵng của VCB Club
Giải đấu tại Đà Nẵng cũng nhận được sự quan tâm, tài trợ đồng hành từ các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh như: Công ...
RƯỢU SÂM NGỌC LINH: QUÀ TẶNG SỨC KHỎE SANG TRỌNG VÀ QUÝ GIÁ!
Việc tặng quà ngày Tết đã trở thành một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam. Những món quà thể hiện ...